Hotline: 0915.88 77 22 - Mr.Bền Facebook Youtube Twitter Google
CN1 : Khánh nhơn - Nhơn hải - Ninh Hải - Ninh Thuận CN2: Gành Hào - Đông Hải - Bạc Liêu
slide 247 slide 257 slide 249 slide 258 slide 259 slide 260 slide 261 slide 262 slide 263 slide 264

Ngày: (28-11-2015 - 05:17 PM) - Lượt xem: 2082

Nuôi tôm, nuôi trồng thuỷ sản là một công việc đầy rủi ro, đặc biệt là nuôi tôm đang được phát triển theo hướng tăng diện tích

hướng tăng diện tích, loại hình nuôi và mức độ thâm canh. Bên canh sự hấp dẫn về lợi nhuận cao, nuôi trồng thuỷ sản gặp nhiều khó khăn về môi trường và dịch bệnh, đặc biệt là ở các khu nuôi tập trung. Do vậy, vấn đề quản lý chất lượng nước đã trở nên cấp thiết và cần có sự hỗ trợ của các cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến ngư hay cộng đồng.

Đây là kết quả nghiên cứu thử nghiệm "Quản lý môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản ven biển Bắc Trung Bộ" được tiến hành trong 2 năm trên 20 mô hình, 800 hộ nuôi tôm do các cán bộ hợp phần của dự án VIE97030 kết hợp cơ sở lý thuyết tài liệu có uy tín của các chuyên gia về tôm trong và ngoài nước.

Kết quả thử nghiệm tại 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Thừa Thiên Huế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tài liệu này trước hết nhằm phục vụ việc nuôi tôm ở khu vực Bắc Trung Bộ. Dù vậy, tài liệu này có thể linh động áp dụng cho các khu vực khác và ngay cả trong khu vực Bắc Trung Bộ, phải tuỳ theo từng trường hợp mà xử lý cho phù hợp với điều kiện từng ao, ở từng thời điểm cụ thể.

A/ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG AO NUÔI TÔM

1/ Chất lượng nước trong trong ao tôm như thế nào là phù hợp ?

Bảng 1: Các thông số chất lượng nước chính trong ao nuôi tôm

Thông số

Khoảng cho phép

Khoảng thích hợp

Nhận định

Nhiệt độ (°C)

26-33

28-30

>32°C hoặc <25°C giảm 30-50% lượng thức ăn

pH

7.5-8.5

7.8-8.2

Dao động ngày đêm <0.5

Độ mặn (‰)

10-30

15-25

Dao động ngày đêm <5

Ô xy hoà tan (mg/l)

3-12 

5-6

> 4

Độ kiềm (mg CaCO3/l)

>80

100-120

Phụ thuộc và pH dao động

Độ trong (cm)

30-50 cm

30-40 cm

 

Độ sâu (cm)

 

>100

Tuỳ hình thức nuôi, song tối thiểu phải > 100

H2S (mg/l)

0Độc hơn khi pH thấp

   

NH3 tự do (mg/l)

0Độc hơn khi pH cao

   

(Nguồn: P. Characchakool, 1999)

2/ Nhiệt độ có ảnh hưởng trong ao tôm như thế và làm thế nào để quản lý nhiệt độ trong khi nhiệt độ luôn biến động mạnh theo thời tiết ?

Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong nuôi trồng thuỷ sản. Nhiệt độ phù hợp cho tôm và tảo thực vật có lợi là 28°C-33°C. Nhiệt độ không nên thay đổi đột ngột, nếu biến động quá 5°C/ngày sẽ làm cho tôm giảm ăn. Nếu nhiệt độ >33°C hoặc <25°C tôm giảm ăn từ 30-50%. Nhiệt độ thấp tôm giảm ăn hoặc ngưng ăn, chậm hoặc không lớn. Nhiệt độ cao > 35°C, nhóm tảo lam gây hại cho tôm sẽ phát triển

3/ Quản lý nhiệt độ như thế nào ?

Thiết kế ao nuôi đủ độ sâu > 1m. Thả nuôi đúng mùa vụ. Mùa vụ ở Nghệ An, Thanh Hoá qui định là tháng cuối tháng 3 đầu tháng 4 dương lịch (sau tết Thanh Minh 3/3 âm lịch) và ở Thừa Thiên Huế là tháng 2- 3 và tháng 6-7 dương lịch. Có ao chứa để xử lý khi nhiệt độ dao động quá 5°C trong ngày.

4/ Trong quá trình nuôi nếu nhiệt độ trong ao biến động mạnh cần làm gì ?

Ao đủ độ sâu, nhiệt độ ít khi dao động quá 5°C/ngày. Thường nhiệt độ chỉ dao động khi thời tiết diễn biến thất thường, trời đang nắng nóng chuyển mưa rào, nhiệt độ giảm thấp, giải pháp khi đó là: Thay được nước đã xử lý vào ao chứa là tốt nhất (thay 20-30% lượng nước) hoặc phải tháo lớp nước mặt, chạy máy quạt khí để tránh phân tầng nhiệt. Nếu không có ao chứa, phải thiết kế mương nội đồng từ lúc cải tạo. Mương nội đồng là 1 mương nhỏ trong ao, sâu hơn đáy ao 40-60 cm, rộng 60-80 cm giúp tôm trú ẩn khi nhiệt độ thay đổi bất thường. Tạo cân bằng, ổn định màu nước và các thông số khác trong ao tôm đồng thời kiểm tra các vó cho ăn, giảm lượng thức ăn nếu cần thiết. Ghi lại thời gian và các dấu hiệu khác liên quan để rút kinh nghiệm cho vụ sau (thả đúng màu vụ, thiết kế ao đúng tiêu chuẩn).

Tóm lại:

Nhiệt độ liên quan đến

Nguyên nhân

Giải pháp chủ đạo

Giải pháp bổ sung

Độ sâu ao

Ao bị rò rỉ

Xử lý các chỗ rò rỉ, thẩm lậu

Nắng nóng kéo dài tăng cường quạt khí.

Ao không đủ độ sâu (<1m)

Thiết kế ao đủ độ sâu, thiết kế ao chứa để bổ sung nước khi cần

Mưa, nắng kéo dài giảm lượng thức ăn

Mùa vụ nuôi thả

Không thả không đúng mùa vụ

Thả đúng mùa vụ theo qui định của cơ quan thuỷ sản

Cố gắng duy trì màu nước ổn định

Giải pháp tốt nhất để quản lý nhiệt độ trong ao là thiết kế ao đủ độ sâu, hạn chế thấp nhất rò rỉ, dâng nước cao dần trong quá trình nuôi và giữ ổn định màu nước.

5/ Độ pH là gì và có ảnh hưởng như thế nào trong ao tôm ?

pH trong môi trường ao nuôi là độ chua của nước và nền đáy. Mức pH từ 7.5-8.5 đối với tôm là phù hợp. pH trong ao phụ thuộc vào các yếu tố thổ nhưỡng, lượng vôi bón, mật độ tảo và chế độ thay nước. Nếu pH dao động quá 0.5 đơn vị trong một này thì hoạt động sống của tôm sẽ bị ảnh hưởng bất lợi

6/ Quản lý pH như thế nào cho tốt ?

Cải tạo ao thật tốt từ ban đầu. Chú ý dọn sạch các chất hữu cơ và bón đủ vôi để cải thiện pH, lượng vôi bón tuỳ theo pH đất ở bảng sau:

Bảng 2: Bảng tương quan giữa lượng vôi bón để cải tạo ao và pH đất

pH đất

Vôi nung CaO

Vôi tôi Ca(OH)2

Vôi nông nghiệp CaCO3

Dolomite CaMg(CO3)2

7.0

-

-

500

500

6.0

500

700

1000

1000

5.0

750

1000

1500

1500

4.0

1000

1200

-

-

(Nguồn: Công ty CP, 2002)

Bón CaCO3 hoặc Dolomite định kỳ 7-10 ngày một lần, mỗi lần bón 15-20kg/ha. Bón liên tục 2-3 ngày để ổn định pH trong khoảng từ 7.5-8.5 và độ kiềm trong khoảng 80-150 mgCaCO3/l. Duy trì màu nước ổn định, bằng bón phân hợp lý kết hợp sử dụng đường cát, men vi sinh để ổn định màu nước. Nếu mất màu phải gây lại màu (xem phương pháp gây màu). Có ao chứa để chủ động thay nước khi có tình huống gấp xảy ra. Ở những vùng ao nuôi bị xì phèn, cần phủ cát dày 30-40cm trên đáy ao để hạn chế xì phèn. Đồng thời bên ngoài ao phải đào mương tiêu phèn rộng 40-50cm, sâu hơn đáy 40-50cm để ép phèn từ đáy ao ra ngoài, không để phèn lưu lại trong ao gây ảnh hưởng đến hô hấp của tôm và giảm lượng ô xy trong ao.

7/ Trong quá trình nuôi, nếu pH biến động cần làm gì ?

Khi pH trong ao thấp (<7.5), muốn tăng pH phải bón vôi CaCO3 vào buổi tối (lúc 21h) bón 30-50 kg/ha/lần cho đến khi pH > 7.5 và ổn định. Nếu pH dao động quá ngưỡng 7.5-8.5, chênh lệch > 0.5, và pH > 8.7 vào buổi chiều, màu nước trong ao đậm (tảo dày). Tốt nhất là xử lý nước thật tốt ở ao chứa sau đó thay nước từ từ, mỗi lần không quá 30% tổng lượng nước trong ao nuôi. Sau đó bón CaCO3, Dolomite 30-50 kg/ha/lần và quạt khí khí, kiểm tra cho đến đến khi pH đạt 7.5-8.5.

 

Kỹ thuật chăm sóc tôm

Kỹ thuật chăm sóc tôm

Ngày: 19-10-2015 - 04:22 PM

Chi tiết
Nhu cầu Lipid của tôm thẻ chân trắng

Nhu cầu Lipid của tôm thẻ...

Phospholipid và cholesterol là hai chất béo thiết yếu cho tôm he (penaeid - bao gồm tôm thẻ chân trắng và tôm sú). Mặc dù, tôm thẻ chân trắng góp phần quan trọng trong ngành công nghiệp nuôi tôm, nhưng các thông tin liên quan về nhu cầu phospholipid và cholesterol trong khẩu phần ăn của...

Tin 2 kỹ thuật Một số loài tảo phổ...

Ngoài vai trò là mắc xích đầu tiên của chuỗi thức ăn trong thủy vực và giúp cân bằng hệ sinh thái ao nuôi, tảo còn là nguồn cung cấp oxy chính cho hoạt động hô hấp của tôm, làm giảm độ trong của nước, hấp thu muối dinh dưỡng dư thừa, hấp thu chất hữu cơ trong môi...

Bệnh thiếu dinh dưỡng trên tôm sú Bệnh thiếu dinh dưỡng...

Hiện nay, thức ăn công nghiệp quan tâm nhiều đến lợi nhuận tối đa với chi phí tối thiểu, không chú trọng để đảm bảo có đầy đủ các chất dinh dưỡng vi lượng...

Câu Hỏi Thường Gặp Về Nuôi Tôm Sú

Câu Hỏi Thường Gặp Về...

Nuôi tôm, nuôi trồng thuỷ sản là một công việc đầy rủi ro, đặc biệt là nuôi tôm đang được phát triển theo hướng tăng diện tích