Ngày: (09-12-2015 - 10:12 PM) - Lượt xem: 1039
Khoáng chất đóng vai trò quan trong thành phần dinh dưỡng của các loài động vật thủy sản, nhất là trong mô hình nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp.
Tuy nhiên các chất kháng dinh dưỡng đặc biệt là phytate có trong nguyên liệu thực vật có khả năng liên kết chặc chẽ với các muối khoáng canxi, magiê, sắt và kẽm làm giảm độ tiêu hóa các khoáng chất gây thiếu khoáng cho tôm nuôi.
Khoáng chất đóng vai trò quan trong thành phần dinh dưỡng của các loài động vật thủy sản, nhất là trong mô hình nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp.
Việc bổ sung các khoáng chất không những giúp cho tôm nuôi khỏe mạnh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch.
PHÂN LOẠI:
Khoáng bao gồm các nguyên tố vô cơ cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm.
Căn cứ theo nhu cầu khoáng được chia làm 2 nhóm đa lượng và vi lượng:
Nhóm khoáng đa lượng bao gồm: Canxi (Ca), Magie (Mg), Photpho (P), Na (Natri), Kali (K), Chloride (Cl),…
Chức năng chung của các khoáng chất bao gồm các thành phần của bộ xương ngoài, cân bằng áp suất thẩm thấu, tham gia vào các thành phần cấu trúc của các mô, truyền xung động thần kinh và co cơ.
Khoáng chất đóng vai trò như thành phần thiết yếu cho các enzyme, vitamin, hormone, sắc tố, yếu tố đồng vận chuyển trong quá trình chuyển hóa, chất xúc tác, và hoạt hoá enzyme.
Tôm có thể hấp thụ hoặc bài tiết khoáng chất trực tiếp từ môi trường nước qua mang và bề mặt cơ thể.
Vì vậy, yêu cầu khoáng chất trong chế độ ăn phần lớn phụ thuộc vào nồng độ khoáng chất trong môi trường nước nuôi tôm.
* Canxi (Ca), photpho (P):
Đối với tôm Ca và P cần thiết cho quá trình hình thành vỏ kitin.
Ca còn tham gia vào quá trình động máu, co cơ, dẫn truyền thông tin thần kinh, duy trì áp suất thẩm thấu.
P còn có vai trò trong quá trình biến dưỡng các chất dinh dưỡng trong cơ thể, tham gia vào cấu trúc phosphate hữu cơ như: nucleotide, phospholipid, coenzyme, DNA, các acid nhân và tham gia trực tiếp vào các phản ứng tạo năng lượng của tế bào.
P vô là thành phần của hệ thống đệm, để duy trì pH dịch tế bào và ngoại tế bào P hầu như chỉ được lấy từ thức ăn đặc biệt trong mô hình nuôi thâm canh P là yếu tố cần được bổ sung vào thức ăn.
Dấu hiệu thiếu P là sinh trưởng chậm, hiệu quả sử dụng thức ăn và hàm lượng khoáng trong vỏ giảm.
Ngoài ra thiếu P cũng ảnh hưởng tới các thành phần khác trong cơ thể như tăng lượng lipid và giảm lượng nước.
Lượng P hấp thụ từ thức ăn thay đổi theo hàm lượng và trạng thái tồn tại của P có trong thức ăn.
Đồng thời sự hấp thụ P còn lệ thuộc vào hàm lượng Ca có trong thức ăn.
Sự gia tăng P trong thức ăn sẽ làm gia tăng mức độ tích luỹ Ca và P trong cơ thể cá.
* Magie (Mg): rất quan trọng trong sự cân bằng bên trong và ngoài tế bào của tôm.
Mg tham gia vào quá trình hô hấp tế bào và những phản ứng truyền dẫn phosphate.
Mg có vai trò quan trọng trongmột số hệ thống enzyme kích hoạt cho tất cả các phản ứng trong quá trình trao đổi chất lipid, carbohydrate và protein cung cấp năng lượng cho tôm. Nếu thiếu Mg tôm thẻ dễ bị đục cơ và cong thân, mềm vỏ, tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và làm chết tôm.
Trong tự nhiên tôm có thể hấp thu lượng lớn khoáng từ nước biển như Ca, Na, Cl, và Mg.