Hotline: 0915.88 77 22 - Mr.Bền Facebook Youtube Twitter Google
CN1 : Khánh nhơn - Nhơn hải - Ninh Hải - Ninh Thuận CN2: Gành Hào - Đông Hải - Bạc Liêu
slide 247 slide 257 slide 249 slide 258 slide 259 slide 260 slide 261 slide 262 slide 263 slide 264

Ngày: (10-12-2017 - 08:16 AM) - Lượt xem: 835

Thức ăn ngon hơn

Các loại thức ăn công nghiệp đang bước vào giai đoạn thay đổi thành phần  nguyên liệu, đặc biệt là nguồn protein truyền thống. Sử dụng bột cá sản xuất từ các loại cá nổi ngoài khơi như cá cơm đang có xu hướng giảm mạnh trong những năm gần đây; nhờ sự sẵn có các nguồn nguyên liệu rẻ tiền hơn được tận dụng từ phụ phẩm trong ngành chế biến thực phẩm, chăn nuôi động vật trên cạn và dưới nước như: nuôi thủy sản (cá ngừ, cá rô phi, cá cơm, cá hồi và cá tra); sản phẩm nông nghiệp (protein đậm đặc từ đậu tương, hạt cải, ngô, gạo, đậu Hà Lan) và sản phẩm phụ chăn nuôi (bột lông vũ, bột huyết, bột thịt xương…). Thức ăn chứa các nguyên liệu thay thế nói trên đều mang lại hiệu quả nếu bổ sung hàm lượng chính xác các khoáng chất, axit amin tổng hợp và chất kích thích thèm ăn.

Các nghiên cứu trước đã chỉ ra, nếu bổ sung một hàm lượng thấp bột krill sẽ làm mất tác dụng của bột cá trong chế độ dinh dưỡng cho tôm giống thẻ chân trắng. Những công thức thức ăn chỉ cần chứa 3% bột krill là đã có khả năng cải thiện đáng kể vị ngon, sức hấp dẫn của thức ăn đó cũng như nâng cao tăng trưởng trên tôm.

Sá et al. (2013) nghiên cứu về các loại thức ăn chứa đạm đậu nành cô đặc cùng tỷ lệ bột cá 5% và phát hiện ra sự kết hợp giữa bột mực nguyên con và bột krill bắt đầu với tỷ lệ 0,5% cũng có tác dụng tăng trọng lượng cuối trên tôm; Hiệu quả này còn rõ ràng hơn khi bổ sung 2% bột krill. Sabry-Neto et al. (2016) nghiên cứu khẩu phần ăn chứa tất cả các loại đạm thực vật lại khẳng định, chỉ cần bổ sung 1% bột krill là đã có thể cải thiện đáng kể lượng thức ăn tôm ăn vào; nếu bổ sung 2% sẽ thúc đẩy tăng trưởng trên tôm nhanh hơn, tăng năng suất và giảm FCR. Tất cả những nghiên cứu này đều khẳng định, bột krill làm thức ăn trở nên hấp dẫn và có vị ngon hơn.

Nuôi tôm hiệu quả bằng bột krill

 

Xây dựng thí nghiệm

Nghiên cứu mới nhất về bột krill bổ sung vào thức ăn tôm thẻ giống được thực hiện tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản LABOMAR ở đông bắc Brazil. Tôm kháng bệnh (SPR) trọng lượng 1,13 + 0,19 g/con được thả nuôi trong 30 bể ngoài trời dung tích 1 m³ theo mật độ 100 tôm/m² và nuôi trong 71 ngày. Tôm được cho ăn bằng thức ăn sản xuất tại phòng thí nghiệm và thiết bị cho ăn tự động 10 lần/ngày trong khoảng thời gian giữa 7 giờ sáng và 5 giờ chiều. Thức ăn được điều chỉnh hàng tuần bằng cách lấy mẫu và cân trọng lượng 5 cá thể tôm ở mỗi bể nuôi.

Công thức thức ăn đối chứng (CTL) gồm 15% bột cá, 1% bột mực. Ba công thức thức ăn còn lại 1/2 tỷ lệ bột cá (7%) và thay thế bằng bột krill theo tỷ lệ 1%, 3% và 5%.

Trong quá trình nuôi, độ mặn của nước đã được tăng dần từ 32 tới 41 g/L. Độ pH và nhiệt độ của nước lần lượt là 7,6 + 0,26 (7- 8,3) và 30,5 + 0,65 (27,7 - 34,1°C). TAN (Total ammonia nitrogen), nitrite và nitrate trung bình lần lượt là 0,38 + 0,22 (0,20 - 0,71 mg/L), 1,30 + 1,13 (0,10 - 3,10 mg/L), và 5,78 + 2,91 (3,00 - 11,00 mg/L).

Khi thu hoạch, tỷ lệ sống trên tôm (%), trọng lượng cơ thể (g), tăng trưởng bình quân theo ngày (g), năng suất (g/m²), khối lượng thức ăn vào cơ thể tôm (g) và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (FCR) đều được tính toán ở mỗi nghiệm thức thức ăn. Để tìm ra khác biệt ở mức độ hấp dẫn và vị ngon của thức ăn, tôm được thu hoạch sẽ được chuyển tới 5 bể nuôi trong nhà dung tích 0,5 m3, mật độ 40 con/bể (70 con/m²). Tôm được cho ăn trong 8 ngày, 2 cữ ăn/ngày.

 

Kết quả và triển vọng

Tỷ lệ sống cuối cùng trên tôm khá cao, đạt mức trung bình 96,2 + 3,04%. Tỷ lệ sống không thay đổi ở mỗi nghiệm thức thức ăn. Tương tự, tăng trưởng trên tôm cũng không bị ảnh hưởng bởi loại thức ăn. Tôm được cho ăn theo nghiệm thức đối chứng và thức ăn với 5% bột krill đạt trọng lượng thân thịt cao hơn so với các nghiệm thức thức ăn khác.

Khi nuôi trong môi trường nước có độ mặn cao, nhu cầu tiêu tốn năng lượng để điều hòa áp suất thẩm thấu cao hơn, thì chế độ dinh dưỡng chứa bột krill ở tỷ lệ 1% và 3% lại kém hiệu quả và không đủ sức bù lại năng lượng đã mất, do cho chế độ ăn đã giảm đáng kể bột cá. Nghiên cứu này cho thấy, sản lượng tôm đạt được tăng dần khi tăng hàm lượng bổ sung bột krill. Lượng thức ăn tôm ăn vào ở nghiệm thức thức ăn bổ sung 5% bột krill cao nhất.

Như vậy, chỉ cần bổ sung vào thức ăn 5% bột krill sẽ làm cho nguồn thức ăn đạt hiệu quả như mong muốn dù môi trường nuôi có độ mặn cao và giảm tỷ lệ bột cá 1/2 (từ 15% xuống 7%) cùngnhiều nguyên liệu đầu vào đắt tiền khác (bột mực, cholesterol, dầu cá). Thực chất, hiệu quả thức ăn đã bắt đầu được cải thiện khi bổ sung 3% bột krill thậm chí nuôi trong môi trường nước mặn rất cao.

Lưu ý: Thức ăn bổ sung 5% bột krill và 7% bột cá là công thức tốt nhất vì kích thích tính thèm ăn ở vật nuôi hơn hẳn chế độ thức ăn 15% bột cá và 1% bột mực; từ đó, giúp người chăn nuôi tiết kiệm chi phí thức ăn và đạt năng suất cao. 

Theo Con tôm

Bệnh thiếu dinh dưỡng trên tôm sú

Bệnh thiếu dinh dưỡng trên tôm sú

Ngày: 01-12-2017 - 11:47 AM

Hiện nay, thức ăn công nghiệp quan tâm nhiều đến lợi nhuận tối đa với chi phí tối thiểu, không chú trọng để đảm bảo có đầy đủ các chất dinh dưỡng vi lượng...

Chi tiết
Một số loài tảo phổ biến trong ao và biện pháp khắc phục

Một số loài tảo phổ biến trong ao và biện pháp khắc phục

Ngày: 27-11-2017 - 10:35 AM

Ngoài vai trò là mắc xích đầu tiên của chuỗi thức ăn trong thủy vực và giúp cân bằng hệ sinh thái ao nuôi, tảo còn là nguồn cung cấp oxy chính cho hoạt động hô hấp của tôm, làm giảm độ trong của nước, hấp thu muối dinh dưỡng dư thừa, hấp thu chất hữu cơ trong môi trường nước.

Chi tiết
Nhu cầu Lipid của tôm thẻ chân trắng

Nhu cầu Lipid của tôm thẻ chân trắng

Ngày: 27-11-2017 - 08:45 AM

Phospholipid và cholesterol là hai chất béo thiết yếu cho tôm he (penaeid - bao gồm tôm thẻ chân trắng và tôm sú). Mặc dù, tôm thẻ chân trắng góp phần quan trọng trong ngành công nghiệp nuôi tôm, nhưng các thông tin liên quan về nhu cầu phospholipid và cholesterol trong khẩu phần ăn của chúng ở giai đoạn tôm con (juvenile) còn rất hạn chế.

Chi tiết
 Nhu cầu khoáng của tôm thẻ chân trắng

Nhu cầu khoáng của tôm thẻ chân trắng

Ngày: 09-12-2015 - 10:12 PM

Khoáng chất đóng vai trò quan trong thành phần dinh dưỡng của các loài động vật thủy sản, nhất là trong mô hình nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp.

Chi tiết
Nhu cầu Lipid của tôm thẻ chân trắng

Nhu cầu Lipid của tôm thẻ...

Phospholipid và cholesterol là hai chất béo thiết yếu cho tôm he (penaeid - bao gồm tôm thẻ chân trắng và tôm sú). Mặc dù, tôm thẻ chân trắng góp phần quan trọng trong ngành công nghiệp nuôi tôm, nhưng các thông tin liên quan về nhu cầu phospholipid và cholesterol trong khẩu phần ăn của...

Tin 2 kỹ thuật Một số loài tảo phổ...

Ngoài vai trò là mắc xích đầu tiên của chuỗi thức ăn trong thủy vực và giúp cân bằng hệ sinh thái ao nuôi, tảo còn là nguồn cung cấp oxy chính cho hoạt động hô hấp của tôm, làm giảm độ trong của nước, hấp thu muối dinh dưỡng dư thừa, hấp thu chất hữu cơ trong môi...

Bệnh thiếu dinh dưỡng trên tôm sú Bệnh thiếu dinh dưỡng...

Hiện nay, thức ăn công nghiệp quan tâm nhiều đến lợi nhuận tối đa với chi phí tối thiểu, không chú trọng để đảm bảo có đầy đủ các chất dinh dưỡng vi lượng...

Câu Hỏi Thường Gặp Về Nuôi Tôm Sú

Câu Hỏi Thường Gặp Về...

Nuôi tôm, nuôi trồng thuỷ sản là một công việc đầy rủi ro, đặc biệt là nuôi tôm đang được phát triển theo hướng tăng diện tích